Nhiều lúc vô tình bạn gây lãng phí điện khi dùng máy lạnh nhưng không hề hay biết vì đó đã trở thành thói quen hàng ngày. Vậy mời bạn hãy cùng các chuyên gia của trung tâm vệ sinh máy lạnh quận phú nhuận cùng tìm hiểu xem bạn có thói quen nào giống trong bài viết dưới đây không nhé!
- Cách vệ sinh máy lạnh Panasonic nhanh chóng tại nhà
- Những điều cần lưu ý khi bảo dưỡng máy lạnh mùa đông
- Những thói quen không tốt làm giảm tuổi thọ của máy lạnh
Xem thêm: Phương pháp khắc phục các hư hỏng thường gặp ở máy lạnh
1) Đóng mở cửa thường xuyên làm thoát hơi lạnh
Công suất máy lạnh phụ thuộc vào lượng nhiệt xâm nhập vào phòng. Vì vậy, bạn cần hạn chế việc đóng mở cửa nhiều lần, có biện pháp che chắn những khe hở gây thất thoát nhiệt.
Ngoài ra, bạn còn cần hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào cửa kính bằng các rèm che bên ngoài.
2) Chỉnh nhiệt độ quá thấp
Nhiệt độ môi trường mà cơ thể con người thích nghi trong khoảng 25 – 27 độ C. Do đó, chọn nhiệt độ 26 độ C là đảm bảo sự thoải mái trong sinh hoạt mà lại tiết kiệm điện.
Khi cần làm lạnh nhanh hoặc phòng đông người thường hay cài đặt nhiệt độ ở giá trị thấp nhất 16 độ C. Điều này sai và gây lãng phí vì: Đối với máy loại thường (loại ON/OFF) thì việc bạn chọn nhiệt độ cài đặt thấp cũng không thay đổi công suất của máy và phòng của bạn cũng không lạnh nhanh hơn.
Tuy nhiên, điều này làm máy của bạn chạy liên tục dẫn đến giảm tuổi thọ và nhiệt độ cài đặt của bạn nhỏ hơn yêu cầu gây lãng phí. Đối với máy loại inverter thì việc này ban đầu làm cho máy tăng một phần công suất. Nhưng sau đó cũng như loại thường là máy chạy liên tục và nhiệt độ cài đặt nhỏ hơn yêu cầu gây lãng phí.
—> Giải pháp:
Máy lạnh chỉ hoạt động hiệu quả khi nhiệt độ trong phòng nhỏ hơn 19 độ C. Vì vậy, không nên cài đặt nhiệt độ trong phòng dưới giá trị này.
Khi khởi động máy, ta chỉ nên chọn mức nhiệt độ cần làm lạnh mong muốn, sau đó chọn bổ sung chức năng làm lạnh nhanh thể hiện trên thiết bị điều khiển từ xa mà thực chất là tăng tốc độ quạt đối lưu ở giàn lạnh.
3) Chỉ tắt máy lạnh bằng điều khiển từ xa
Điều này sai và gây lãng phí vì: Mặc dù máy không hoạt động nhưng vẫn tiêu thụ điện do mạch điện tử…
—>Giải pháp:
Người sử dụng cần tắt cả nguồn máy (áptomat) để tiết kiệm, ngoài ra, còn vì lý do an toàn.
4) Vị trí lắp đặt
Chênh lệch độ cao và khoảng cách giữa giàn lạnh – giàn nóng cần bố trí hợp lý, ngắn nhất để vừa tiết kiệm chi phí vật tư, vừa tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Khoảng cách càng dài, càng giảm năng suất của máy.
Nguyên tắc: Không khí lạnh nặng hơn nên chìm xuống. Vì vậy, khi lắp đặt giàn lạnh không được quá cao hay quá thấp gây lãng phí. Ngoài ra, trong giàn lạnh có hai bộ cánh giúp điều chỉnh gió lạnh ra khỏi giàn theo các hướng mong muốn. Người dùng nên điều chỉnh các cánh gió sao cho hơi lạnh thổi tập trung đến nơi cần làm lạnh nhất.
5) Không chú ý đến bảo dưỡng máy
Máy lạnh chỉ hoạt động hiệu quả khi nhiệt độ quanh giàn nóng nhỏ hơn 48 độ C (vào mùa hè) và nhỏ hơn – 5 độ C (vào mùa đông).
—>Giải pháp:
Vệ sinh, bảo trì định kỳ giàn nóng để khả năng giải nhiệt tốt hơn, máy hoạt động hiệu quả hơn, ít tốn điện.
Giàn nóng nên lắp đặt tại nơi thông thoáng, tránh cho nắng chiếu vào bên trong giàn làm tăng nhiệt độ thiết bị.
Tại khu vực có nhiều gió, hướng lắp đặt tốt là để quạt làm mát thổi vuông góc với hướng gió. Việc này sẽ làm tăng khả năng thoát nhiệt của thiết bị.
Chú ý không được lắp đặt giàn nóng ở những nơi có nguồn nhiệt, khói thải hoặc hoá chất gây bẩn, ăn mòn.